Tổng quan về Tôn chống nóng và Tôn nhựa.
Trên thị trường hiện nay, tôn chống nóng và tôn nhựa là hai dòng vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng và công nghiệp nhờ khả năng che chắn, cách nhiệt và độ bền cao. Tuy đều có thể ứng dụng linh hoạt để lợp mái hay làm vách tường, mỗi loại lại có cấu tạo và tính năng riêng biệt.

Tôn chống nóng thường là loại tôn 3 lớp, bao gồm:
- Lớp trên cùng là tôn mạ màu hoặc tôn mạ kẽm, có khả năng chịu lực và chống chịu thời tiết.
- Lớp giữa là lớp xốp cách nhiệt PU (hoặc EPS), giúp ngăn truyền nhiệt hiệu quả.
- Lớp dưới là lớp giấy bạc PP/PVC, có tác dụng tăng cường cách nhiệt và tạo độ thẩm mỹ.

Tôn chống nóng được lựa chọn nhiều trong các công trình cần giảm thiểu ảnh hưởng nhiệt độ môi trường, như nhà ở dân dụng, nhà kho, nhà máy,… hoặc các khu vực có mái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mạnh.
Trong khi đó, tôn nhựa là dòng sản phẩm được làm từ nhựa PVC nguyên sinh hoặc hợp chất ASA/PVC, có đặc tính chống ăn mòn, cách nhiệt tự nhiên, không dẫn điện và có độ bền cao.
Tôn nhựa chất lượng cao hiện nay thường có cấu tạo gồm 4 lớp:
- Lớp phủ màu ASA có phụ gia đặc biệt giúp tăng cường khả năng chống tia UV, chống bạc màu.
- Hai lớp PVC chịu nhiệt, chịu lực ở trên và dưới cùng tăng độ bền, chịu va đập tốt.
- Lớp lõi PVC chống xuyên sáng giúp tăng hiệu quả cách nhiệt và cách âm rõ rệt.

Nhờ khả năng kháng hóa chất và chống tia UV tốt, tôn nhựa rất phù hợp với môi trường khắc nghiệt như khu vực ven biển, trang trại, hoặc các nhà xưởng sản xuất.
Bên cạnh việc dùng làm mái lợp, cả hai dòng này đều được ứng dụng phổ biến làm tấm tôn làm vách tường, nhất là trong những công trình cần giảm nhiệt độ, tăng tuổi thọ vật liệu và tiết kiệm chi phí bảo trì.
Nếu bạn đang phân vân trong việc so sánh tôn nhựa và tôn chống nóng, phần tiếp theo sẽ giúp bạn làm rõ điểm mạnh – điểm yếu của từng loại, từ đó có lựa chọn phù hợp với công trình của mình.
Ưu và nhược điểm của Tôn chống nóng.
Tôn chống nóng là lựa chọn phổ biến cho các công trình dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam – nơi có khí hậu nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần nắm rõ ưu và nhược điểm tôn chống nóng dưới góc độ kỹ thuật và thực tế sử dụng.

Ưu điểm của tôn chống nóng:
- Khả năng cách nhiệt vượt trội: Nhờ lớp lõi PU hoặc EPS, tôn chống nóng có thể giảm nhiệt hiệu quả từ 5 – 10 độ C, mang lại không gian mát mẻ, tiết kiệm chi phí làm mát vào mùa hè.
- Phù hợp với nhiều loại công trình: Từ nhà ở dân dụng đến nhà kho, nhà xưởng, văn phòng,... đặc biệt lý tưởng cho các khu vực có cường độ nắng cao như miền Trung và miền Nam.
- Tăng độ bền mái lợp: Lớp giấy bạc và tôn mạ bên ngoài không chỉ giúp cách nhiệt mà còn hỗ trợ chống ẩm, hạn chế nước thấm ngược.

Nhược điểm của tôn chống nóng:
- Dễ rỉ sét nếu lớp mạ bị tổn thương: Khi lớp tôn mạ màu bị trầy xước hoặc va đập mạnh, phần kim loại bên trong sẽ bị oxy hóa nhanh chóng, ảnh hưởng đến độ bền lâu dài.
- Trọng lượng nặng hơn tôn nhựa: Do cấu tạo 3 lớp, tôn chống nóng có khối lượng lớn hơn, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và thi công.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Giá thành thường nhỉnh hơn so với các loại tôn thông thường hoặc tôn nhựa, đặc biệt khi sử dụng cho các công trình lớn.

Nhìn chung, việc so sánh tôn chống nóng với các vật liệu khác cần xét đến yếu tố công năng, môi trường lắp đặt và ngân sách đầu tư. Nếu bạn ưu tiên khả năng chống nóng tối đa và độ bền lâu dài, thì tôn chống nóng vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc.
Ưu và nhược điểm của Tôn nhựa.
Bên cạnh tôn chống nóng, tôn nhựa đang ngày càng được ưa chuộng trong xây dựng hiện đại nhờ trọng lượng nhẹ, khả năng chống ăn mòn và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để lựa chọn đúng, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng ưu và nhược điểm tôn nhựa dưới đây:

Ưu điểm của tôn nhựa:
- Khả năng chống ăn mòn vượt trội: Tôn nhựa (thường làm từ PVC hoặc ASA/PVC) không bị rỉ sét như tôn kim loại, đặc biệt phù hợp với môi trường gần biển, khu công nghiệp hóa chất, trang trại chăn nuôi,...
- Chống hóa chất, không bị oxy hóa: Bề mặt không bị ảnh hưởng bởi axit, kiềm hay khí độc – điều mà tôn kẽm thông thường dễ bị phá hủy.
- Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: Nhẹ hơn nhiều so với tôn kim loại, giúp vận chuyển nhanh và lắp đặt dễ dàng, tiết kiệm nhân công và chi phí khung mái.
- Không dẫn điện, an toàn sử dụng: Với đặc tính cách điện, tôn nhựa đảm bảo an toàn khi sử dụng tại các khu vực có nguy cơ chập cháy hoặc gần nguồn điện.

Nhược điểm của tôn nhựa:
- Khó uốn cong theo kết cấu phức tạp: Dù có độ dẻo nhất định, nhưng tôn nhựa khó tạo hình uốn lượn như tôn kim loại, hạn chế khi dùng cho các công trình yêu cầu độ linh hoạt cao.
- Một số loại dễ bạc màu nếu không phủ ASA: Nếu không có lớp ASA bảo vệ, tôn nhựa dễ bị tác động bởi tia UV, dẫn đến phai màu theo thời gian, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Khi so sánh tôn nhựa với tôn chống nóng truyền thống, rõ ràng tôn nhựa nổi bật ở khả năng kháng hóa chất và tính bền màu (đặc biệt nếu có phủ ASA). Tuy nhiên, để lựa chọn phù hợp, cần căn cứ vào yêu cầu thực tế như điều kiện môi trường, ngân sách và đặc điểm công trình.

So sánh Tôn chống nóng và Tôn nhựa.
Khi lựa chọn vật liệu lợp mái hoặc tôn làm vách tường, nhiều người phân vân giữa tôn nhựa và tôn chống nóng vì cả hai đều có khả năng cách nhiệt. Tuy nhiên, nếu xét kỹ về đặc tính và điều kiện sử dụng, mỗi loại lại có thế mạnh riêng. Dưới đây là bảng so sánh tôn nhựa và tôn chống nóng dựa theo các tiêu chí quan trọng:
Tiêu chí | Tôn chống nóng | Tôn nhựa |
Khả năng cách nhiệt | Tốt nhờ lớp PU hoặc lớp mạ màu cách nhiệt | Khá tốt, đặc biệt nếu có lớp chống xuyên sáng và ASA |
Chống ăn mòn, oxy hóa | Kém, dễ rỉ nếu lớp mạ bị trầy xước | Rất tốt, chịu được axit, muối, hóa chất công nghiệp |
Trọng lượng | Nặng hơn, cần khung vững và thi công cẩn thận | Nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt |
Độ bền màu theo thời giản | Tốt, ít phai màu nếu sơn tốt | Tốt nếu có lớp ASA, kém hơn nếu chỉ là nhựa PVC thường |
Chi phí đầu tư | Thường cao hơn, đặc biệt với loại 3 lớp cách nhiệt tốt | Tốt hơn về giá, đặc biệt cho công trình quy mô lớn |
Xem thêm: